Tầm vóc của giải cờ vua HDBank so với các giải đấu khác trong khu vực

{text}



Để có cái nhìn cụ thể về quy mô của giải cờ vua quốc tế HDBank so với các giải đấu trong khu vực Đông Nam Á và châu Á, chúng tôi đã thống kê có chọn lọc các giải đấu của các nước có phong trào cờ vua mạnh ở Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Indonesia, Malaysia hay những nước có nền cờ vua hàng đầu châu Á – thế giới như Nga, Ấn Độ, Trung Quốc về các khía cạnh như: truyền thống giải, số lượng kỳ thủ - quốc gia tham dự, quỹ giải thưởng, chế độ đãi ngộ kỳ thủ. Qua đánh giá chung, tầm vóc và sức hút của giải cờ vua HDBank qua 8 lần tổ chức nằm ở top đầu châu Á.

1. Ấn Độ:
Là cái nôi của cờ Vua, Ấn Độ có rất nhiều giải mở chất lượng với quy mô lớn và hầu hết các giải đã duy trì qua nhiều năm. Điều này giúp cho các kỳ thủ trẻ của họ tiếp cận việc kiếm chuẩn (norm) khá dễ dàng. Có thể kể tên như: Delhi Open, Chennai Open, Bhubaneswar (Odisha) GM Open, Mumbai Mayor's Cup GM Open, Goa GM Open, Ahmedabad GM Open, Bhopal GM open, IIFL Wealth Mumbai GM Open.

Trong danh sách chúng tôi liệt kê ở trên, Delhi Open là giải đấu có quỹ giải thưởng lớn nhất Ấn Độ với gần 110.000 USD trong năm 2018. Tuy nhiên, số lượng kỳ thủ đẳng cấp cao lại khá khiêm tốn. Lần đầu tiên sau 16 lần tổ chức, giải ghi nhận có 1 kỳ thủ 2700+ ghi danh, bên cạnh đó có 3 kỳ thủ thuộc nhóm 2600+ trong tổng số 26 đại kiện tướng (GM). Số lượng Quốc gia có VĐV tham dự là 28, một kỷ lục của giải đấu tính đến thời điểm hiện nay. Tổng số lượng VĐV đăng ký tham gia là 450 kỳ thủ chia đều ở các bảng A, B, C. Phần thưởng cho kỳ thủ nhất bảng Master A là 7.850 USD

Ở các giải mời của Ấn Độ, thông thường tiền lót tay cho kỳ thủ 2600+ tham gia trong 2 mùa giải liên tiếp là 1000 USD, họ còn tài trợ tiền vé máy bay khứ hồi. Các kỳ thủ thuộc có đẳng cấp gồm GM, IM, WGM, WIM và những kỳ thủ Elo trên 2200 được miễn phí nơi ở dưới dạng chia sẻ phòng. Năm 2019, dự kiến quỹ giải thưởng sẽ nâng lên hơn 142.000 USD

2. Nga:
Nga là cường quốc về cờ vua. Truyền thống lịch sử từ xưa đến nay cho thấy rằng Nga là nước có nhiều nhà vô địch thế giới và đại kiện tướng quốc tế. Do vậy, các giải mời dành cho siêu đại kiện tướng 2700+ của họ là khá nhiều.
Ở góc độ các giải mở rộng, chúng tôi nhận thấy Nga có 3 giải đấu lớn mang tính truyền thống nhiều năm, đó là Moscow Open, Aeroflot Open, Chigorin Memorial.

RSSU Chess Cup hay được biết đến với cái tên Moscow Open là giải đấu có tuổi đời cũng khá lâu. Giải lần thứ 14 năm 2018, đã có 751 kỳ thủ đến từ 29 quốc gia tham dự, thi đấu ở 5 bảng A (giành cho nam), B (giành cho nữ), C, D1, D2. Vô địch bảng A nhận hơn 8.000 USD. Về số lượng VĐV thi đấu bảng A, nổi bật có 15 GM, trong đó 3 kỳ thủ 2600+.

Aeroflot Open năm 2018 có quỹ giải lên đến 160.000 USD. Trong đó giải thưởng phân bổ cho bảng A Master (kỳ thủ Elo trên 2549) là gần 74.000 USD, bảng B (kỳ thủ Elo từ 2300 đến 2549) là gần 40.000 USD, bảng C (Kỳ thủ dưới 2300) là gần 20.000 USD.

Chigorin Memorial là giải đấu nhằm vinh danh Mikhail Chigorin (1850 -1908), người sáng lập Trường phái cờ Xô Viết với đặc điểm là phong cách chơi nhanh, táo bạo. Giải năm 2018 là lần thứ 25 được tổ chức theo hệ thụy sĩ. Tổng cộng có 150 kỳ thủ tham dự đến từ 21 quốc gia. Số lượng đẳng kỳ thủ đáng chú ý là 29 GM trong đó có 11 kỳ thủ 2600+. Quỹ giải thưởng là 25.000 USD, vô địch nhận hơn 4.500 USD.

3.Trung Quốc:
Trung Quốc nếu xét về giải mời thì có hai giải đẳng cấp, thu hút sự chú ý của thế giới là giải Shenzhen Chess Masters và Danzhou Super GM. Với giải Shenzen Master thì hai kỳ thủ số 1 và 2 của Trung Quốc sẽ được mời thi đấu với 4 siêu kỳ thủ khách mời trong top 20 thế giới. Ở giải lần 2 – 2018, tổng giải thưởng là 90.000 USD.

Còn “Danzhou Super GM” tổ chức ở Đam Châu là giải đấu được tổ chức khá lâu. Lần đầu tổ chức vào năm 2010, họ chỉ mời top 10 kỳ thủ xuất sắc nhất của Trung Quốc tham dự. Tuy nhiên, theo thời gian khi lực cờ của các kỳ thủ Trung Quốc mạnh lên rõ rệt thì những nhà tổ chức đã dành một nửa suất để mời siêu kiện tướng Elo 2700+ ở các nước về thi thố. Năm 2018, Quang Liêm (Việt Nam) vinh dự được mời tham dự. Tổng giải thưởng là 60.000 USD, trong đó vô địch nhận 20.000 USD.

Xét về khía cạnh giải mở, năm 2016 Hiệp hội cờ vua Trung Quốc tổ chức một giải mở có quy mô lớn giành cho tất cả kỳ thủ. Giải đấu có tên gọi “Hainan International Chess Open Tournament”. Tổng giải thưởng 64.500 USD, với hạng nhất trị giá 15.000 USD. Giải có tổng cộng 12 đại kiện tướng tham gia (trong đó có 2 GM Elo 2700+ và 4 GM có Elo 2600+). Tuy nhiên giải này không được duy trì ở các năm sau đó.

Mới đây vào cuối năm 2018, Hiệp hội cờ vua Trung Quốc ra mắt giải đấu “The 1st Binhai Cup China International Chess Open Tournament”. Tổng số kỳ thủ tham dự là 62 kỳ thủ (13 GM, 6 GM là 2600+), đến từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ. Quỹ giải gần 50.000 USD, trong đó giải nhất trị giá 15.000 USD

4. UAE:
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất là quốc gia ở Tây Á rất hay tổ chức các giải cờ vua mở quốc tế. Bên cạnh hai giải đã thành truyền thống là Dubai Open (đã 20 lần tổ chức), và Abu Dhabi Masters (đã 25 lần tổ chức) thì mới đây UAE ra mắt thêm giải Sharjah Masters.

Dubai Open năm 2018 có tổng giải thưởng là 50.000 USD. Vô địch nhận 13.000 USD. Tổng cộng có 150 kỳ thủ đến từ 33 quốc gia. Số lượng GM là 36, trong đó có 2 kỳ thủ 2700+, 18 kỳ thủ 2600+.

Abu Dhabi Masters năm 2018 có tổng giải thưởng là 61.000 USD phân bổ cho các bảng: Masters, Open, Juniors, Blitz, Homeland, Family Team. Bảng Master có 150 kỳ thủ tham dự đến từ 32 quốc gia. Số lượng GM là 47, trong đó 5 GM là 2700+ và 17 GM là 2600+. Vô địch bảng Open là 13.000 USD.

2nd Sharjah Masters năm 2018 có quỹ giải là 60.000 USD với nhất bảng là 15.000 USD. Có 129 kỳ thủ tham dự với 32 GM. Điểm đáng chú ý là có 6 kỳ thủ 2700+, 16 kỳ thủ 2600+

5. Qatar:
Năm 2014, Qatar ra mắt giải đấu có tên gọi Qatar Masters Open với quỹ giải thưởng lên đến 100.000 USD. Tổng số kỳ thủ đăng ký là 150, trong đó có 92 GM với 14 kỳ thủ 2700+, 41 kỳ thủ 2600+. Phải nói chất lượng chuyên môn giải đấu cực cao. Năm 2015 giải tiếp tục được duy trì và có thêm Carlsen (Elo trên 2800) tham gia. Tuy vậy, đây cũng là giải đấu cuối cùng của Qatar Master Open. Nguyên nhân có lẽ không tìm được nguồn tài trợ.

6. Malaysia:
Nhắc đến Malaysia, có một giải đấu có tiếng của đất nước này. Đây là giải đấu nằm trong chuỗi các giải đấu cờ vua (Malaysian Chess Festival) nhân kỷ niệm ngày lễ độc lập của Malaysia. Giải đấu có tên Dato' Arthur Tan Malaysian Open. Năm 2018 giải đã tròn 15 tuổi. Có 349 kỳ thủ đến 17 quốc, được chia là 3 bảng (Master, Challenger, Senior). Bảng Master chỉ có duy nhất một kỳ thủ Elo trên 2700 tham gia (Wang Hao), còn lại từ 2500 trở xuống. Có 11 kỳ thủ đẳng cấp Đại kiện tướng (GM) tham gia. Tổng giải thưởng trị giá 20.000 USD

7. Indonesia:
Trong quá khứ, Indonesia đã từng tổ chức giải Indonesia Open Chess Championship rất hoành tráng. Tuy nhiên do vấn đề không tìm được nhà tài trợ nên giải đấu đã dừng lại ở lần thứ 3 năm 2013. Giải đó, tổng giải thưởng lên đến 100.000 USD với nhất trị giá 20.000 USD. Đã có tổng cộng 108 kỳ thủ đăng ký tham dự, trong đó có một siêu đại kiện tướng, 8 kỳ thủ thuộc nhóm 2600+, số lượng đại kiện tướng là 36 GM.

Còn ở giải mời, Indonesia từng tổ chức giải Japfa Classic (Category XVI, elo trung bình 2626-2650). Giải này diễn ra một lần duy nhất vào năm 2000, quy tụ các kỳ thủ nổi tiếng đang đạt phong độ cao thời đó như Judit Polgar, Anatoly Karpov, Alexander Khalifman.

Năm 2003, Indonesia ra mắt Japfa Chess Festival. Đây là liên hoan cờ vua quốc tế mời giới hạn các kỳ thủ mạnh (nam, nữ) trong khu vực tham dự. Đại kiện tướng Nguyễn Anh Dũng, Đào Thiện Hải, Nguyễn Huỳnh Minh Huy..từng được mời tham dự. Giải đã duy trì đến năm 2018. Tuy nhiên xét về giải thưởng và đẳng cấp thì vẫn chưa quy mô như như giải cờ vua quốc tế HDBank.

8. Philippines:
Giải mở nổi bật nhất của Philippines có tên gọi Philippine International Chess Championship, ra mắt vào năm 2014. Năm 2017, giải đổi tên thành Negros International Open. Tuy nhiên vào năm 2018, giải đã đổi tên lại như cũ.. Về quy mô giải năm 2017, chúng tôi thống kê nhận thấy có 121 kỳ thủ tham dự, trong đó bảng Master chỉ có 1 kỳ thủ 2600+ là Nigel Short D. Số lượng đại kiện tướng (GM) tổng cộng có 7 kỳ thủ.

Tổng giải thưởng là 12.700 USD (cho các kỳ thủ nước ngoài) và 2.650 USD (cho các kỳ thủ Malaysia). Trong đó, nhất bảng Master khoảng gần 3000 USD; nhất bảng Challenger 25.000 khoảng gần 500 USD.

9. Thái Lan:
Thái Lan có giải truyền thống Bangkok Chess Club Open. Năm 2018, giải đấu tròn 18 tuổi. Về số lượng VĐV: có 230 kỳ thủ đến từ 42 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó bảng Master có 4 kỳ thủ 2600+ (Nigel Short D là kỳ thủ quen thuộc của giải). Số lượng đại kiện tướng (GM) tổng cộng có 15 kỳ thủ. Vô địch bảng Master chưa đến 3.200 USD; vô địch bảng Challenger hơn 600 USD. Quỹ giải đấu khoảng 12.000 USD

Văn Tới

 


Tin HDBank:

{articles category="201" ordering="datecreated DESC"} {image-intro width="200" height="100" style="margin: 10px; float: left;" }

{link}{title}{/link}

{introtext limit="350"}


 

{/articles}